Chỉ trích Xã_hội_dân_sự_tại_Việt_Nam

Quan điểm của các cơ quan an ninh Việt Nam cho rằng: xã hội dân sự có nhiều điểm tích cực; đó là hoạt động trong khuôn khổ pháp lý để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội và Nhà nước, góp phần giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng chi phí, tinh giản bộ máy, hoạt động hiệu quả và minh bạch; là cầu nối các cá nhân với Nhà nước; cùng với Nhà nước hoạch định và tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách. Song thực tiễn ở các nước Liên Xô và Đông Âu năm 1990, hay biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2012 đã cho thấy: các thế lực bên ngoài đặc biệt chú trọng thúc đẩy, hình thành các tổ chức xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, từng bước tạo ra tổ chức đối lập, hình thành xã hội đa đảng; áp đặt các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa theo kiểu của họ, thực hiện “Cách mạng màu”, “Mùa xuân Ả Rập”... coi đó là phương thức hoạt động chủ yếu nhằm lật đổ chế độ xã hội ở các quốc gia này[8][9].

Xã hội dân sự (XHDS) là công cụ để thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá Việt Nam, tập trung vào một số hoạt động cơ bản sau[10]:

  • Một là, từng bước làm cho các tổ chức XHDS trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước. Dùng lập luận XHDS là “đối quyền của quyền lực nhà nước” để tập trung đòi Nhà nước chia sẻ quyền lực chính trị cho XHDS, thực chất là cổ vũ tư tưởng coi Nhà nước đối lập với XHDS; cổ súy tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình... nhưng thực chất là kích động thái độ vô chính phủ.
  • Hai là, lợi dụng XHDS để gây sức ép về dân chủ, nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, liên kết các tổ chức XHDS để ngầm tham gia vào đời sống cộng đồng, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù hoạt động theo phương thức tự phát, nhưng thực ra các hội nhóm XHDS luôn có sự liên kết nhau và cấu kết chặt chẽ với các tổ chức bên ngoài để phát triển lực lượng, hình thành tổ chức chính trị đối lập.
  • Ba là, các thế lực bên ngoài tìm cách xâm nhập, tác động, chuyển hóa các tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam hòng “phi chính trị hóa” các tổ chức này, từng bước biến chúng thành các tổ chức XHDS theo tiêu chí phương Tây. Thông qua triển khai dự án tài trợ, tổ chức hội thảo... các tổ chức phi chính phủ (NGO) đã tìm cách tiếp xúc, móc nối, mua chuộc số cán bộ, đảng viên trong nội bộ để tuyên truyền, kích động tâm lý bất mãn với Ðảng và Nhà nước; phủ nhận, xét lại lịch sử và giá trị văn hóa dân tộc; kích động tư tưởng vô chính phủ, tuyên truyền các giá trị của văn hóa phương Tây... từ đó làm “đổi màu” các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan do dân bầu trong hệ thống chính trị.
  • Bốn là, thông qua các tổ chức XHDS để tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn có nội dung đòi hỏi thực hiện quyền con người như: Quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận, báo chí, lập hội... theo tiêu chí phương Tây, bất chấp đặc thù lịch sử, văn hóa và chế độ chính trị Việt Nam, hòng tạo ra tâm lý phản kháng, kích động quần chúng chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xã_hội_dân_sự_tại_Việt_Nam http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/document... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prevents-ci... http://www.xahoidansu.org/2017/01/ts-tran-tuan.htm... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/14... http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2014/04/14... http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Lat-ta... http://congan.com.vn/tin-chinh/chinh-tri-thoi-su/p... http://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/phong-... http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/177100/gian-... http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-02-10-xa-hoi...